top of page

Dịch vụ chăm sóc người bệnh

Chỉ với 60s đặt lịch, đã có người phụ chăm sóc người bệnh giúp bạn!

Tại sao nên chọn dịch vụ Chăm sóc người bệnh của bTaskee?
tai-sao-chon-cham-soc-nguoi-benh.png
Giảm bớt gánh nặng chăm nom

Bạn sẽ không còn phải một mình đối mặt với những khó khăn khi chăm sóc người bệnh đang nằm viện. Chỉ cần đặt trên ứng dụng là bTaskee đồng hành cùng bạn.

Tìm kiếm người hỗ trợ nhanh nhất

Bất cứ khi nào bạn muốn sự trợ giúp đều có thể dễ dàng đăng việc lên ứng dụng.

Người bệnh được chăm sóc tận tình

Đội ngũ chăm sóc người bệnh của bTaskee được đào tạo bài bản các kỹ năng để hỗ trợ người bệnh một cách cẩn thận nhất.

An toàn được đặt lên trên hết

bTaskee đã tuyển lựa kỹ càng, kiểm tra nghiêm ngặt danh tính của cộng tác viên tham gia công việc.

Dịch vụ Chăm sóc người bệnh của bTaskee sẽ thực hiện những gì?
  • Trông nom, chăm sóc người già.

  • Cho người già ăn uống.

  • Vệ sinh cho người bệnh.

  • Nâng trở người già khi không di chuyển được.

  • Đổ bô, chất thải của người bệnh khi không tự đi vệ sinh được.

  • Theo dõi nhiệt độ, huyết áp, mạch.

  • Hỗ trợ, giám sát người bệnh uống thuốc theo đơn.

  • Thông báo tình trạng bệnh lý cho người thân, bác sĩ và gọi hỗ trợ khi cần thiết.

new-head-image-cham-soc-nguoi-benh.png
download-asker-btaskee-ver-3.png

Bạn đã sẵn sàng trải nghiệm bTaskee chưa? Bắt đầu ngay với việc đặt lịch đầu tiên của bạn

Đăng ký ngay hôm nay

Bệnh Đãng Trí Ở Người Già: Những Điều Cần Lưu Ý

Thumbnail-dang-tri-o-nguoi-gia.jpg

Suy giảm trí nhớ là một căn bệnh thường gặp ở nhóm người cao tuổi. Tình trạng kéo dài có thể khiến trí tuệ bị sa sút trầm trọng. Do đó hiểu rõ bệnh đãng trí ở người già sẽ giúp nâng cao hiệu quả phòng tránh và điều trị tốt hơn.

 

Bệnh Đãng Trí Là Gì? 

 

Đãng trí (hay suy giảm trí nhớ) là tình trạng xảy ra khi trí nhớ và nhận thức xung quanh dần bị suy giảm, do sự lão hoá của não bộ. 

 

Biểu hiện thường thấy của bệnh đãng trí ở người già đó là hay quên, kém tập trung, thiếu minh mẫn,… 

 

Khi không chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ diễn biến ngày càng trầm trọng hơn, đẩy mạnh lão hoá hệ thần kinh và tạo tiền đề cho bệnh Alzheimer phát triển. 

Do có một số triệu chứng giống nhau nên bệnh đãng trí và Alzheimer hay bị nhầm lẫn. Tuy nhiên Alzheimer thường có triệu chứng phức tạp hơn rất nhiều.

 

Nguyên Nhân Gây Bệnh Đãng Trí Ở Người Già

 

Một số nguyên nhân chính thường gặp khiến người cao tuổi suy giảm trí nhớ: 

 

Gốc tự do 

  • Một trong những tác nhân lớn nhất, khi nó xơ hoá các bao Myelin khiến các tế bào thần kinh mất liên lạc với nhau, gây rối loạn chức năng não. 

Tuổi tác

  • Tuổi càng cao thì quá trình lão hoá càng mạnh và hệ thần kinh cũng bị suy giảm chức năng.

Sử dụng rượu, bia và các chất kích thích

  • Nicotine có trong thuốc lá huỷ hoại phổi, dẫn đến lượng oxy lưu thông lên não bị giảm sút.

  • Theo nghiên cứu của Đại học Duke và Đại học Washington, đồ uống có cồn còn khiến người già bị teo não, tăng hoạt động của GABA, dẫn đến thông tin truyền đến não bị chậm. 

 

Các vấn đề về tâm lý

  • Căng thẳng, áp lực nặng, trầm cảm hay hậu sang chấn tâm lý đều khiến mức độ tập trung và khả năng tư duy, ghi nhớ của người cao tuổi bị hạn chế dần đi.

 

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng

  • Việc thiếu hoạt động thể chất dễ khiến cơ thể trở nên yếu hơn, thiếu sức sống, dẫn đến não bộ hoạt động kém hơn. 

  • Ăn uống không điều độ, thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cũng khiến não bộ bị sa sút dần do thiếu dưỡng chất thiết yếu. 

  • Bên cạnh đó, việc ngủ thiếu giấc, ngủ không đủ sâu, mất ngủ thường xuyên cũng khiến não bộ bị suy giảm chức năng.

 

Nguyên nhân từ bệnh lý

  • Cao huyết áp, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, rối loạn tiền đình,… đều là các tác nhân trực tiếp gây ra bệnh đãng trí ở người già.  

Hãy tải ngay ứng dụng bTaskee để trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tận tâm tận tình, uy tín chất lượng cùng vô số những ưu đãi hấp dẫn khác!!!

Triệu Chứng Của Bệnh Đãng Trí Ở Người Già

 

Giai đoạn đầu

  • Hay quên, tâm trạng lo lắng, bất an dẫn đến hành vi thay đổi thất thường. 

  • Gặp khó trong giao tiếp với mọi người.

  • Vẫn nhớ được nhiều chuyện ở quá khứ. 

 

Giai đoạn giữa

  • Quên tên người thân, bạn bè, quên địa chỉ nhà, quên vị trí cất đồ,…

  • Không nhận thức rõ không gian và thời gian. 

  • Cần phải có sự chăm sóc từ gia đình. 

 

Giai đoạn cuối

  • Hầu như mất hoàn toàn nhận thức về hành vi, tâm trạng, thói quen, trí nhớ không có khả năng hồi phục lại hoàn toàn. 

  • Người bệnh cần phải được chăm sóc và điều trị đặc biệt để tránh các hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ. 

Hệ Quả Đáng Sợ Của Bệnh Đãng Trí 

Một số hệ quả tiêu cực mà bệnh đãng trí ở người già gây nên:

 

Sa sút trí tuệ

  • Hơn 50% người già mắc bệnh đãng trí sẽ dần bị sa sút trí tuệ. 

  • Biểu hiện cụ thể như rối loạn ngôn ngữ, giảm trí nhớ, mất khả năng nhận biết đồ vật,… 

  • Bệnh nặng sẽ khiến người bệnh mất khả năng tư duy, không thể chăm sóc bản thân và dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. 

 

Alzheimer

  • Amyloid Beta, vốn có nhiều ở người bị đãng trí, là tác nhân dẫn đến bệnh Alzheimer ở người già.

  • Đây cũng là bệnh lý tiêu biểu nhất của việc sa sút trí tuệ. 

  • Người bị Alzheimer thường sống được khoảng 10 năm. 

  • Hiện không có cách chữa trị dứt điểm mà chỉ có cách phòng ngừa và làm chậm tiến trình của bệnh. 

 

Parkinson

  • Là sự thoái hoá của các tế bào thần kinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự điều hoà hoạt động cơ thể.

  • Thường gặp tình trạng mệt mỏi, giảm nhận thức, rối loạn chữ viết… 

  • Biểu hiện: tay chân run rẩy, chậm chạp; rối loạn tư thế; nói lắp;… 

Cách Phòng Ngừa Bệnh Đãng Trí Ở Người Già

 

Động viên và giúp đỡ người bệnh

  • Không được nổi nóng, trách mắng khi người già đãng trí. 

  • Luôn động viên, an ủi, trò chuyện cùng người lớn tuổi để họ không bị tủi thân, chán nản, sợ hãi.

 

Thay đổi lối sống, sinh hoạt thường ngày

  • Cố gắng dần dần cởi bỏ áp lực, mặc cảm, lo lắng. 

  • Thường xuyên nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức. 

  • Tham gia các câu lạc bộ, tích cực giao lưu với mọi người sẽ giúp ngừa bệnh đãng trí tốt hơn.

 

Tích cực rèn luyện tư duy

  • Rèn luyện tư duy thường xuyên sẽ giúp giảm hơn 50% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

  • Chăm đọc sách, nghe nhạc, tính nhẩm, xếp hình, trò chuyện,… sẽ giúp tăng cường não bộ và duy trì trí nhớ tốt hơn. 

 

Vận động thể chất điều độ

  • Vận động cơ thể giúp máu lưu thông tốt hơn, cơ thể dẻo dai, nâng cao sức đề kháng tốt hơn.

  • Tinh thần lạc quan, phấn chấn hơn, hoạt bát hơn. 

  • Duy trì đều đặn 30 phút/ngày để chạy bộ, đi bộ, hoặc tập dưỡng sinh, dịch cân kinh, yoga,…. 

 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Hạn chế ăn nhiều mỡ động vật bão hòa nhiều cholesterol như nội tạng, thịt mỡ. 

  • Bổ sung Omega-3, vốn có nhiều trong các loại cá, ví dụ như cá hồi, cá thu,… 

  • Chất béo nên ở dưới mức 25% tổng nhu cầu năng lượng mỗi ngày. 

  • Dùng nhiều loại rau củ quả sẫm màu sẽ giúp ích cho não bộ. 

  • Cần bổ sung đầy đủ vitamin như B1, B12, E và C.

  • Folate, Phosphatidyl serine (chất cấu tạo màng trong neuron thần kinh), Acid Folic (vitamin B9 và Folacin),…

 

Bệnh đãng trí ở người già để lại hậu quả nghiêm trọng hơn những gì chúng ta có thể nghĩ đến. Chính vì, hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp nâng cao chất lượng trong việc phòng ngừa cũng như giúp điều trị hiệu quả hơn.

Các bài viết về “chăm sóc người cao tuổi” của bTaskee chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng đến gặp bác sĩ, chuyên gia y học để được tư vấn cụ thể hơn. 

Nguồn: bTaskee

bottom of page